Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Những Ca Khúc Hay Nhất Của LỆ QUYÊN


Tuyển Tập Những Bài Hát Hay Nhất Của Đàm Vĩnh Hưng


Nhiều thách thức trong phòng, chống lao

 Việt Nam hiện xếp thứ 14/22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới.
Ngày 19/3, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức hội thảo Phối hợp y tế công - tư trong công tác phòng, chống lao giai đoạn 2013-2016.
TS.BS Nguyễn Hữu Lân, Phó Giám đốc BV Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, cho biết chương trình chống lao hiện đang gặp nhiều thách thức trong việc quản lý bệnh nhân lao đa kháng thuốc, bệnh nhân đồng nhiễm lao với bệnh nhiễm trùng cơ hội khác, sự kỳ thị và định kiến của người dân, bệnh nhân tự ý bỏ điều trị, không tuân thủ hướng dẫn điều trị của thầy thuốc…
Tại TP.HCM, sau khi thành lập Ban Chỉ đạo về phối hợp y tế công - tư trong công tác chống lao vào năm 2009, mỗi năm các đơn vị y tế đã tăng thêm số người thử đàm hơn 15%, phát hiện thêm 19% nguồn lây. Năm 2012, thành phố đã thu dung trên 15.000 bệnh nhân lao các thể, tăng gần 15% so với năm 2011. Tuy vậy, hiện nay chương trình phối hợp này vẫn còn khó khăn trong mời gọi các bệnh viện ngoài công lập trong phát hiện thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán chuẩn và điều trị theo phác đồ chuẩn.
Thống kê cho thấy Việt Nam hiện xếp thứ 14/22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới. Ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm gần 200.000 người mắc bệnh lao và trên 30.000 người chết do các thể bệnh lao. Đáng lo ngại là tỉ lệ bệnh nhân lao đa kháng thuốc ở nước ta khá cao, ước tính khoảng 5.000-6.000 người (xếp thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc trên toàn cầu). Điều đáng lưu ý là 5% trong số bệnh nhân l
ao nhiễm HIV
Nguồn: http://www.cimsi.org.vn/ChuyenTrang/?newsId=40120

 

Những loại thực phẩm gây chết người

Dị ứng thức ăn có thể gây chết người do nó gây ra phản ứng sốc phản vệ.
Theo Quỹ Hen và Dị ứng Mỹ thì ở Mỹ mỗi năm có hơn 200 người chết do các biến chứng liên quan đến dị ứng thức ăn.
1. Những thực phẩm gây dị ứng
Theo Quỹ Hen và Dị ứng Mỹ thì ở Mỹ mỗi năm có hơn 200 người chết do các biến chứng liên quan đến dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn có thể gây chết người do nó gây ra một phản ứng có tên là sốc phản vệ, với các triệu chứng sưng nề lưỡi và họng, tụt huyết áp, khó thở, buồn nôn, nôn và/hoặc đau bụng. Các dị nguyên (chất gây dị ứng) thường gặp trong lạc, sữa, trứng, hải sản, đậu nành và lúa mì.
2. Những thực phẩm “cực đoan”
Đặc điểm của những loại thực phẩm này là có hàm lượng rất cao chất béo và các chất không tốt cho sức khoẻ. Ví dụ đồ ăn nhanh được phục vụ với suất lớn hoặc pha trộn nhiều loại thực phẩm khác nhau có thể làm tăng lượng cholesterol và gây ra những nguy cơ khác cho sức khỏe.
Cho dù ảnh hưởng có thể không xuất hiện ngay nhưng tác động của nó có thể xuất hiện sau đó, thậm chí là sau vài năm.
3. Những thực phẩm gây ngộ độc
Mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 150 người bị chết do ăn phải nấm độc mọc trong rừng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì theo Phó giáo sư Anne Pringle thuộc Đại học Harvard thì mới chỉ có 95% các loại nấm trên thế giới được định danh. Do đó bạn phải cảnh giác tránh xa những thực phẩm có thể đưa chất độc vào cơ thể, như hạt táo, chứa các hợp chất cyanid, khoai tây có vỏ xanh chứa độc tố solanin.
4. Những thực phẩm bị ô nhiễm
Để tránh bị bệnh qua đường ăn uống, bạn phải nắm được những thông tin cần thiết về cách bảo quản và chế biến thực phẩm. Salmonella và E. coli là những loại vi khuẩn thường nhiễm vào thức ăn.
Theo Trung tâm Phòng chống Bệnh Mỹ thì những vi khuẩn này gây ra 9.000 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm. Salmonella là vi khuẩn cư trú ở gia cầm, bò sát và động vật có vú gây sốt, tiêu chảy và những ca bệnh nặng, trong khi nhiễm E. coli có thể đe doạ tính mạng.
Nguồn;http://www.cimsi.org.vn/?action=News&newsId=41200

Quốc phòng vũ khí

Tàu ngầm Kilo Việt Nam tiêu bao nhiêu tiền trong một năm?

(Vũ khí) - Theo tính toán của các chuyên gia, một chiếc tàu ngầm Kilo với vòng đời khoảng 40 năm thì chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp nhất cũng rơi vào khoảng trên dưới 20 triệu USD/năm.

Các chuyên gia cho rằng, giá mua mới chỉ chiếm từ 20%-30% tổng chi phí phải bỏ ra trong toàn bộ vòng đời của một tàu chiến. Vì vậy, để xây dựng một lực lượng Hải quân luôn rất tốn kém.
Theo cách tính trên, nếu một tàu chiến có mức giá 100 triệu USD, với vòng đời 30 năm, thì tổng chi phí vận hành trong 30 năm đó sẽ vào khoảng hơn 300 triệu USD trở lên, tương đương hơn 10 triệu USD một năm.
Trong danh sách các chi phí vận hành đắt đỏ nhất của các tàu chiến, thì tàu ngầm diesel điện có giá rẻ hơn, nhưng giữa từng loại cũng có sự chênh lệch khá lớn. Nếu như tàu ngầm Kilo có giá ước tính dao động từ khoảng 200 - 350 triệu USD thì tàu ngầm lớp Dolphin của Israel của giá 650 triệu USD, tàu ngầm U212 của Đức có giá 525 triệu USD.
Tàu ngầm Kilo Hà Nội
Tàu ngầm Kilo Hà Nội
Lí do chính cho sự chênh lệch là các mẫu tàu ngầm sau đều được trang bị công nghệ AIP. Ngoài ra, Dolphin còn có tầm hoạt động rất lớn, đủ sức đi vòng quanh châu Phi từ Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương. Nó cũng được cho là được trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Như vậy, nếu tính như công thức ở trên, một chiếc tàu ngầm Kilo với vòng đời khoảng 40 năm thì chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp nhất cũng rơi vào khoảng trên dưới 20 triệu USD một năm. Tất nhiên, những con số này chỉ mang tính ước đoán, dựa trên các công thức phổ biến và giá mua tàu theo dự tính của một số chuyên gia.
Trong khi đó, để xây dựng nơi trú ẩn an toàn cho hạm đội tàu ngầm Kilo của Việt Nam, theo tiết lộ của Rosoboronexport hồi giữa tháng 11/2013, Việt Nam phải bỏ ra khoản tiền lên đến 4 tỷ USD để xây dựng hầm trú ẩn an toàn cho tàu ngầm.
Bên cạnh đó, tại quân cảng Cam Ranh còn có trung tâm huấn luyện các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam.

Chi phí để xây dựng trung tâm huấn luyện này tuy không được tiết lộ nhưng theo Izvestia, tổng chi phí sẽ cao hơn giá một chiếc tàu ngầm Kilo.
Có thể dựa vào mức giá của các loại tàu chiến để hình dung mức độ chi phí vận hành của từng loại:
Đứng đầu bảng về độ đắt đỏ là các tàu sân bay hạt nhân hạng nặng. Tàu George H.W. Bush, chiếc cuối cùng trong lớp tàu sân bay Nimitz, có giá hơn 6 tỷ USD. Tuy nhiên, con số khổng lồ này cũng chưa bằng một nửa so với Gerald R. Ford, chiếc đầu tiên của thế hệ tàu sân bay tiếp theo của Mỹ. Nó được cho là sẽ có giá tới 12 - 13,5 tỷ USD khi hoàn thành vào năm 2016.
Tiếp theo là chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới thay thế cho lớp Ohio của Mỹ, bao gồm 12 con tàu, có tổng chi phí dự kiến là 347 tỷ USD, kéo dài trong toàn bộ thời gian hoạt động của chúng. Trong đó chi phí đóng mới mỗi tàu là khoảng 7 tỷ USD. Như vậy tổng số tiền mua mới là 84 tỷ USD, chiếm gần 25% tổng chi phí dự kiến.
Tiếp theo là các tàu sân bay khác: Queen Elizabeth (Anh) và Charles de Gaulle (Pháp) có giá khoảng 3,7 tỷ USD, Cavour (Ý) 2 tỷ USD.
Tàu ngầm cũng có chi phí rất cao, đặc biệt là nếu tính theo tỷ lệ kích thước. Trong đó ở các vị trí đầu bảng tất nhiên là những tàu ngầm hạt nhân. Chiếc Astute, tàu ngầm tấn công hạt nhân mới nhất của Anh, có giá 2,4 tỷ USD. Barracuda, tàu ngầm tấn công hạt nhân của Pháp có giá 1,4 tỷ USD.
Nguồn;http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-ngam-kilo-viet-nam-tieu-bao-nhieu-tien-trong-mot-nam-2364562/

Đời sống, tệ nạn xã hội

Nằm ngửa trước vành móng ngựa, chuyện chỉ có ở Việt Nam

(Tệ nạn xã hội) - Bị cáo nằm ngửa đắp mền trước vành móng ngựa. Chuyện thật mà như phim hài này này chắc chỉ có ở pháp đình nước ta, xảy ra ở huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận).

Bị cáo Trần Thị Kim Nguyệt (43 tuổi) , người đàn bà cùng với đàn dê trong 9 năm đã "đi qua" pháp đình 14 lần. Với 14 lần xử, phiên tòa đi đến đỉnh điểm sự phản cảm và làm mất đi tính uy nghiêm chốn công đường khi khiêng bị cáo Nguyệt ngất xỉu cho nằm tênh hênh trước vành móng ngựa.
Bị cáo vẫn
Bị cáo vẫn nằm ngửa nghe xử án. Ảnh NLĐ
Vụ án xảy ra tháng 5/2005, đến nay mới tạm khép lại ở cấp sơ thẩm. Lần mở tòa thứ 14 đã có kết quả là bản án 2 năm tù dành cho bị cáo Trần Thị Kim Nguyệt vào chiều qua, 15/1, nhưng vẫn chưa biết đàn dê đi đâu, về đâu?. Nhiều người hài hước nói: "đàn dê tang vật" chắc đã vào các nồi lẩu từ kiếp nào.
Năm 2005, bà Nguyệt mua miếng đất nuôi bầy dê rồi rước cha dượng và mẹ của mình về ở. Cả đất và dê là 130 triệu đồng. Về sau, bà Nguyệt phát hiện cha dượng và mẹ bán đất cho bà Lê Thị Kim Y. Lo cho đàn dê, bà Nguyệt chuyển dê đi thì bị bắt vì tội trộm cắp tài sản.
Trong phiên xử hôm ngày 14/1, bị cáo Nguyệt nằm ngửa đắp mền trước vành móng ngựa. Bộ quần áo trên người bị cáo là của ba ngày trước không được thay, bị cáo này đã mặc nhiều ngày trước đó, tóc tai rũ rượi. Nhiều ngày liền, bị cáo Nguyệt chỉ ăn cháo và uống một hộp sữa. Nằm trên giường bố trước vành móng ngựa, bà Nguyệt bắt đầu hát nhảm, có biểu hiện không bình thường về thần kinh. Nhìn hình ảnh một người phụ nữ đắp mền tại công đường, trên là quan tòa trịnh trọng phân xử, ai cũng thấy như chuyện hài hước. Hình ảnh đó làm mất đi sự tôn nghiêm của pháp luật, uy quyền của cơ quan tư pháp. Hình ảnh này chắc chắn sẽ là một trong những tấm ảnh đi vào lịch sử ngành tố tụng Việt Nam.
Bị cáo Nguyệt nằm đắp mền ngủ là có nguyên do của nó. Trong các ngày xét xử trước đó, bị cáo Nguyệt bị bệnh, được bác sĩ điều trị tạm thời, sau đó cảnh sát đưa vào nằm ghế bố trước vành móng ngựa để tòa án xét xử.
Điều đáng nói ở đây là, một vụ án trộm dê mà để kéo dài gần 10 năm. Gần 10 năm với một con người vướng lao lí là quá sức chịu đựng. Giả sử chị Nguyệt trộm dê (trước khi trộm, chị tố cáo bị mất trộm, bị bán chui, đến nay chưa xác định được chính xác số dê chị trộm là của chính chị hay của ai) dẫn đến bị phạt hai năm tù giam, lĩnh án từ năm 2005. Nếu thế, chị cũng mãn tù đời nảo đời nào rồi, biết đâu chị cũng đã gây dựng đàn dê mới, trở thành người chăn nuôi giỏi và trở nên giàu có. Đằng này, đến thời điểm này, tức là gần 10 năm dính vào vụ án, bị cáo Nguyệt gần như trắng tay từ tình cảm gia đình cho đến tài sản. Thế thì những cán bộ của các cơ quan tố tụng từ điều tra, kiểm sát đến tòa án của huyện Bắc Bình có xứng đáng ngồi ở những chiếc ghế chấp pháp đó không?
Không riêng gì Bình Thuận. Án tồn đọng, kéo dài nhiều năm khá phổ biến ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là vì cán bộ nghiệp vụ hạn chế, chưa kể đạo đức yếu kém. Thế nhưng những con người đó vẫn tại vị trên những chiếc ghế quan tòa để ban phát công lý.
Điều gì đọng lại sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm?.

nguồn: http://baodatviet.vn/doi-song/te-nan-xa-hoi/nam-ngua-truoc-vanh-mong-ngua-chuyen-chi-co-o-viet-nam-2364596/