Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã
Ngày 02 tháng 8 năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 17 /2013/TT-BTTTT Quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã.

Tủ sách ở phường Ngô Mây, TP Kon Tum
Thông tư này quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã bao gồm: cung ứng các dịch vụ bưu chính công íchcác dịch vụ kinh doanh khác và tổ chức hoạt động đọc sách, báo chí, ấn phẩm (sau đây gọi tắt là sách, báo) tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã; tiếp nhận, triển khai các chương trình, dự án phục vụ phát triển thông tin và truyền thông tại khu vực nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn.
Trong đó đáng chú ý là quy định Điểm Bưu điện - Văn hóa xã là điểm được ưu tiên lựa chọn để: Cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong Chương trình viễn thông công ích; đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước theo quy định về quản lý thuê bao di động trả trước; tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn phù hợp quy định về hoạt động tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Bên cạnh đó, các điểm Bưu điện - Văn hóa xã phải đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ bưu chính  gồm dịch vụ thư cơ bản có khối lượng đến 02 kg và dịch vụ phát hành báo chí công ích theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Các dịch vụ bưu chính khác theo yêu cầu của Nhà nước. Các dịch vụ bưu chính được cung ứng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với mỗi loại dịch vụ. Ngoài ra, tại điểm Bưu điện - Văn hóa xã được triển khai cung ứng các dịch vụ khác nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng tới chất lượng cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích và hoạt động đọc sách, báo; phải phù hợp với định hướng phát triển chung của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Bưu điện văn hóa xã còn có nhiệm vụ  phục vụ đọc sách, báođảm bảo thời gian tối thiểu phục vụ nhu cầu đọc sách, báo của nhân dân tương ứng với thời gian mở cửa theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo từng thời kỳ; Đồng thời tối thiểu 6 tháng một lần thực hiện việc luân chuyển sách giữa điểm Bưu điện - Văn hóa xã và thư viện xã, giữa điểm Bưu điện - Văn hóa xã và Tủ sách pháp luật xã và ngược lại.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.
Nguồn:http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dong-chay/item/21050302.html

15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa VIII

15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa VIII
Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới
Thứ sáu, 23/08/2013 - 02:10 AM (GMT+7)
[+] Cỡ chữ: Mặc định
Ðội tuồng xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) trong buổi tập luyện.
Các địa phương trong cả nước đang tiến hành xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia toàn quốc về nông thôn mới ban hành  theo Quyết định số 491/QÐ - TTg ngày 16-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, văn hóa giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Ðây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII).

Khi xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương tập trung xây dựng đường sá, cầu cống, nhà cửa mà ít chú ý đến việc xây dựng các công trình văn hóa. Tiêu chí 06 quy định các xã xây  dựng nông thôn mới phải có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra, cụ thể là: Trung tâm văn hóa thể thao xã quy định tối thiểu 2.500 m2 (vùng đô thị và đồng bằng), 1.500 m2 (vùng núi, hải đảo); hội trường đa năng tối thiểu 250 chỗ ngồi, vùng hải đảo tối thiểu 200 chỗ ngồi. Nhà văn hóa, khu thể thao thôn (làng, bản, ấp) tối thiểu từ 500 m2 đến 2.000 m2 (vùng đồng bằng), từ 300 m2 đến 1.500 m2 (vùng núi). Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ có 90% số xã và 75% số thôn (làng, bản, ấp) có nhà văn hóa. Quy hoạch đất  sử dụng cho các công trình văn hóa và hoạt động  thể dục thể thao đến năm 2020 của các tỉnh, thành phố đều tăng lên so với hiện tại.
Tuy nhiên, trong thực tế đang diễn ra tình trạng  hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động kém hiệu quả, nhiều thiết chế chỉ hoạt động cầm chừng, không ít nhà văn hóa mở cửa "xuân thu nhị kỳ" còn thường xuyên đóng cửa, cho nên một số địa phương không quan tâm đến việc quy hoạch đất đai cho việc xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao. Ngược lại, một số địa phương lại đua nhau xây nhà văn hóa, khu thể thao thật hoành tráng, song không tổ chức hoạt động tốt chỉ mang tính hình thức, rất lãng phí. Ðể giải quyết tình trạng này cần đến sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các địa phương với nhận thức: xây dựng nông thôn mới không thể thiếu việc xây dựng cơ sở vật chất cho văn hóa và thể thao nhưng không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ xây cái vỏ tức là cái nhà, trụ sở mà phải đồng thời đầu tư cho cái ruột tức là bộ máy khỏe, hoạt động phong phú, đa dạng, lôi cuốn đông người tham gia. Như vậy phải giải quyết hàng loạt vấn đề như tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, đầu tư trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động... Nhà văn hóa, khu thể thao phải thật sự là trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao của mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh việc xây dựng các công trình văn hóa, thể thao mới thì việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của ông cha là vô cùng quan trọng. Làng, xã Việt Nam là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc từ nghìn đời nay. Làng quê nào cũng có đình chùa, miếu mạo tôn thờ các anh hùng dân tộc và những người có công với dân, với nước, địa phương nào cũng có di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh với những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Cả nước có tới hàng nghìn di sản vật thể và  phi vật thể, trong đó có  14 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Quá trình xây dựng nông thôn mới là phải giữ bằng được những di sản đó vì nó là linh hồn của làng quê. Hiện nay, không ít di sản bị xâm hại do tác động của thiên nhiên và do các công trình xây dựng mới. Nhiều làng cổ mà điển hình là làng cổ Ðường Lâm (Hà Nội) đang mất dần vẻ đẹp cổ kính hiếm có của nó bởi sự lấn át của bê-tông hóa và xây dựng mới. Vấn đề nổi cộm là giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển như thế nào? Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản lịch sử và văn hóa chính là làm sao cho hệ thống bộ mặt nông thôn mới hiện đại song vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc. Ðiều này cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ, tính toán để các công trình xây dựng mới ở nông thôn làm sao có được dáng vẻ của làng văn hóa Việt Nam. Ðừng biến làng quê thành đô thị với những khối bê-tông lộn xộn, vô hồn. Các công trình xây dựng mới cũng như cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất của nông thôn mới cũng đều phải  dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
Hiện nay đang diễn ra tình trạng nhiều người, nhất là lớp trẻ bỏ làng quê ra thành thị tìm kiếm  công ăn việc làm có thu nhập cao hơn. Vấn đề xây dựng con người cho nông thôn mới ngày càng trở nên cấp thiết. Nông thôn đang rất cần lớp người giỏi nghề nông lại nắm bắt được khoa học, kỹ thuật hiện đại. Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, áp dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất... có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển lớp người ấy. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2012 mới tổ chức dạy nghề cho 135.397 lao động nông thôn, đạt 28,4% kế hoạch năm. Việc dạy nghề còn đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa có hiệu quả cao. Nông thôn mới chỉ thật sự phát triển khi nền nông nghiệp hiện đại phát triển, nguồn nhân lực được nâng cao và đời sống của người dân được cải thiện. Những con người mới của nông thôn phải làm chủ quá trình phát triển này và cũng từ đó họ càng gắn bó với nông thôn, với quê hương. Và, chính họ cũng giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng đời sống văn hóa cho nông thôn mới, vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.
Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, một  trong những giải pháp quan trọng của Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đang có tác động lớn đến việc xây dựng nông thôn mới. Với các phong trào cụ thể như: xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa... ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã làm cho bộ mặt văn hóa của nông thôn có nhiều đổi thay. Phong trào đã thấm sâu vào nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội. Người dân đã hăng hái bỏ sức người, sức của để xây dựng đời sống văn hóa. Một số xã được chọn xây dựng nông thôn mới đã thể hiện rõ điều này. Xã Quý Lộc, Yên Ðịnh (Thanh Hóa) huy động được số vốn 268.932 triệu đồng trong đó chủ yếu là nguồn vốn của nhân dân và hơn 20 nghìn ngày công lao động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, các đoàn thể, giáo viên, học sinh tham gia chỉnh trang cơ sở vật chất cơ quan, trường học, khuôn viên nhà văn hóa  thôn, xã; san lấp mặt bằng, đẩy mạnh việc gìn giữ  vệ sinh môi trường trong khu dân cư, chỉnh trang nhà ở, công trình phụ của các gia đình... Xã Xuân Trường, Ðà Lạt (Lâm Ðồng) sau ba năm thực hiện xây dựng nông thôn mới  người dân đã đầu tư cho sản xuất 260 tỷ đồng, đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà ở 100 tỷ đồng, đóng góp xây dựng các công trình giao thông hai tỷ đồng. Người dân cũng đóng góp 50% số vốn để xây dựng nhà văn hóa thôn và tự nguyện hiến hơn 20.000 m2 đất để xây dựng đường giao thông xuyên suốt toàn xã.
Nguồn:..http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dong-chay/item/21050302.html
GIỚI THIỆU VỀ QUỸ BILL & MELINDA GATES VÀ DỰ ÁN
I. QUỸ BILL & MELINDA GATES (BMGF)
    Được dẫn dắt bởi một niềm tin rằng mỗi một cuộc đời đều có giá trị như nhau, BMGF làm việc để giúp tất cả mọi người có sức khỏe dồi dào và cuộc sống hữu ích. Tại các nước đang phát triển, Quỹ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe con người và cho họ cơ hội để chính họ tự thoát khỏi nạn đói và nghèo cùng cực. Ở Mỹ, Quỹ tìm cách để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người có ít nguồn lực nhất, được tiếp cận vớ
i các cơ hội mà họ cần để thành công trong trường học và trong cuộc sống. Quỹ đặt trụ sở ở Seattle, lãnh đạo là CEO Jeff Raikes và đồng chủ tịch William H. Gates Sr., hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bill và Melinda Gates, và Warren Buffett.

II. DỰ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM
     Ngày 12/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1138/TTg-QHQT cho phép Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, triển khai Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và tiếp cận Internet công cộng tại Việt Nam" giai đoạn 2011-2016, có tổng giá trị hơn 50,5 triệu USD, trong đó trên 33,6 triệu USD do Quỹ BMG và Công ty Microsoft (Mỹ) tài trợ. Dự án này đã được Thủ tướng duyệt về kinh phí, giao Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trong thời gian 5 năm (2011-2016). Dự án mở rộng sẽ được thực hiện tại gần 2.000 điểm truy nhập Internet công cộng là các điểm thư viện và BĐVHX ở 40 tỉnh trong cả nước.

    Mục tiêu lâu dài của dự án là góp phần cùng với các chương trình phát triển quốc gia khác của Chính phủ Việt Nam tạo cơ hội cho người dân nông thôn được hưởng lợi từ những dịch vụ do công nghệ thông tin và truyền thông mang lại. Dự kiến, sau 5 năm triển khai, Dự án mở rộng sẽ mang lại những đổi thay cơ bản cho các điểm BĐVHX và thư viện tại 40 tỉnh nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân thông qua việc tiếp cận CNTT hiện đại, rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng nông thôn và thành thị. Các điểm lựa chọn sẽ được trang bị máy tính, thiết bị chuyên dùng phục vụ tốt cho nhu cầu truy cập Internet băng thông rộng và tìm hiểu thông tin của người dân. Dự án cũng triển khai đào tạo cho cán bộ quản lý, đồng thời đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet cho người dân để họ có thể khai thác các thông tin hữu ích, phù hợp, phục vụ chính cuộc sống của họ.

     Về nội dung, Dự án mở rộng sẽ tập trung cho công tác cung cấp nội dung thông tin về “Tam nông” để có thể phục vụ hiệu quả, tiện lợi nhất cho bà con nông dân và các tầng lớp dân cư sống trong các vùng triển khai dự án. Đồng thời, Dự án mở rộng sẽ kết hợp và lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ và các Bộ, ngành như chương trình nông thôn mới, chương trình đưa thông tin về cơ sở. Do đó, dự án sẽ ưu tiên các xã được chọn xây dựng xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

     Dự án được sự đồng thuận về hợp tác triển khai của các đối tác là các Bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghịêp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công An, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), lãnh đạo của 40 tỉnh cũng như sự đón nhận và ủng hộ của địa phương và người dân. Đồng thời dự án sẽ nhận được sự tài trợ của Microsoft tặng bản quyền các phần mềm sử dụng cho các máy tính lắp đặt tại các điểm thư viện, bưu điện văn hoá xã và hoạt động của dự án. 
Nguồn: http://www.bmgf-mic.vn/BMGF/AboutUs.aspx

Lịch phục vụ

giới thiệu

Bưu điện Văn hóa xã Tân lạc -Huyện Bảo lâm -Lâm đồng
Thôn 1-Xã Tân Lạc-Bảo Lâm-Lâm Đồng

TIÊU ĐỀ